Khái niệm và tính chất của 3 loại nước muối
Nước muối ưu trương
Ưu trương là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết.
Nước muối nhược trương
Nhược trương là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường nhược trương thì áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào, có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra.
Nước muối đẳng trương (nước muối sinh lý)
Đẳng trương là môi trường mà nồng độ hòa tan bằng với môi trường nội bào. Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua 0.9% (9g muối/1 lít nước), gọi là “sinh lý” vì đây là dung dịch đẳng trương, có áp suất thẩm thấu tương đương với cách dịch của cơ thể (máu, nước mắt,...) trong điều kiện bình thường. Nước muối sinh lý có 2 công dụng chính tùy theo điều kiện bào chế: Một là làm dịch truyền tĩnh mạch, hai là sử dụng làm thuốc dùng ngoài như thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, hay dung dịch rửa vết thương,..Theo hướng dẫn của các bác sĩ nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không có tác dụng sát khuẩn, có thể sử dụng kèm theo khi sát khuẩn.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý pha nước muối và gọi đó là nước muối sinh lý nhằm làm thuốc để dùng, bởi vì tự pha có thể dùng nước không sạch và pha không đúng nồng độ.
Nguồn: wikipedia.org, xem tại đây