1. Vi sinh vật trong môi trường không khí
Không khí là một sol khí tự nhiên. Đại đa số các vi sinh vật tồn tại trong môi trường bụi và có xu hướng phát triển trong đó, tích tụ lại tại những nơi khó tiếp cận; chúng được các dòng không khí chuyển đi và tạo ra các ổ nhiễm trùng tiềm tàng. Khi không khí bị bão hòa quá mức bởi các vi sinh vật nó sẽ ức chế các cơ chế bảo vệ của cơ thể con người. Trong bụi có khoảng 95% tổng số vi sinh vật.
Do đặc tính bền vững của một số loại vi sinh vật trong không khí có khả năng gây các bệnh nhiễm trùng nên có thể xảy ra sự lây nhiễm đồng loạt do bụi khí ở những nơi kín đáo, nhất là trong phòng.
Các vi khuẩn gây bệnh có thể còn sống và hoạt động được trong một thời gian dài trong môi trường sau khi được phóng xuất từ vật chủ. Qua không khí khi vi khuẩn vẫn sống sau khi sấy khô môi trường và được mang trên da trong bụi.
Hiện nay có rất nhiều công nghệ khử khuẩn không khí đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới như công nghệ sử dụng màng lọc hepa, công nghệ sử dụng than hoạt tính, công nghệ sử dụng ion dương, ion âm, ion plasma, ô zôn, đèn cực tím, sơn titan oxit, công nghệ quang hoá xúc tác (PCO)… Khả năng diệt khuẩn, khử các chất ô nhiễm của một số phương pháp được trình bày dưới đây:
Khả năng loại bỏ các chất | Quang hoá xúc tác | Màng lọc hepa/Áp lực âm, dương | Than hoạt tính | Ion, Ôzôn | Tia UV |
Các hạt bụi | + | + | + | ||
Phấn hoa | + | + | + | ||
Nấm mốc | + | + | + | + | |
Vi khuẩn | + | + | + | + | |
Virút | + | + | + | ||
Các chất hữu cơ bay hơi | + | + | + | ||
Mùi | + | + | |||
Khói | + | + | + | ||
Sản sinh chất có hại | + | + |
Để khử trùng các không gian khép kín như buồng, phòng trên thế giới cũng đã áp dụng thành công phương pháp sử dụng sol khí của dung dịch hoạt hóa điện hóa, dung dịch được chuyển thành trạng thái phân tán nhỏ và được bơm vào môi trường không khí trong phòng (phun sương). Dung dịch hoạt hóa điện hóa về bản chất là dung dịch hỗn hợp của chiều chất oxy hóa hoạt tính cao như HClO, ClO-, OH*, O*, ... sinh ra từ quá trình điện phân dung dịch muối ăn loãng. Dung dịch khử trùng hoạt hóa điện hóa có những ưu điểm nổi trội so với các chất khử trùng thường quy. Đó là: dung dịch có nồng độ chất khử khuẩn thấp nhưng lại có khả năng khử trùng rất mạnh, thời gian khử khuẩn ngắn, chi phí thấp và hoàn toàn không độc hại đối với người và môi trường xung quanh.
2. Kết hợp Máy phun sương tạo ẩm không khí với dung dịch hoạt hóa điện hóa MixHypo500 giúp:
- Thanh lọc không khí, khử khuẩn 99.9% các loại vi khuẩn, nấm mốc trong không khí và các bề mặt vật dụng, bảo vệ hệ hô hấp trước virus, vi khuẩn
- Khử mùi trong các phòng kín, thiếu ánh sáng tự nhiên
- Cung cấp độ ẩm tiêu chuẩn tạo ra bầu không khí tươi mát
3. Cách sử dụng máy phun sương tạo ẩm không khí để khử khuẩn và khử mùi cùng với dung dịch hoạt hóa điện hóa MixHypo500:
Khử khuẩn, khử mùi không khí trong phòng
Pha Mixhypo500 với nước sạch theo tỷ lệ 1:1(1 thể tích dung dịch MixHypo500 + 1 thể tích nước sạch), cho vào bình chứa của máy, cắm điện và bật máy ở chế độ cao nhất. Máy tạo các hạt sương mù vô cùng mỏng mịn, trực tiếp thẩm thấu vào không khí sẽ ức chế và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đồng thời khử mùi khó chịu như mùi hôi, mùi thuốc lá….Phun khoảng 10 phút (cho phòng có diện tích 30m2), sau đó tắt máy. Với phòng có diện tích lớn hơn 30m2, nên di chuyển máy tới các vị trí khác nhau để đảm bảo khả năng khuếch tán chất khử khuẩn MixHypo500 đều khắp phòng. Phun khử khuẩn1-2lần/ngày hoặc theo nhu cầu sử dụng.
Làm sạch, tạo ẩm không khí trong phòng
Pha MixHypo500 với nước sạch theo tỷ lệ 1:40 (50ml dung dịch MixHypo500 + 2 lít nước sạch), cho vào bình chứa của máy, bật máy và tùy chỉnh theo ý thích nhu cầu sử dụng với 3 mức sương mù từ nhẹ, trung bình đến nhiều. Máy sẽ tự dừng khi hết nước hoặc tắt máy khi không có nhu cầu sử dụng.
5. Kết luận: Đây là sự sáng tạo, linh động để bảo vệ sức khoẻ gia đình, nhân viên văn phòng cần có.
Ngọc Việt (T/h)
Tài liệu tham khảo:
Hướng dẫn sử dụng Tổ hợp sol khí “Stel-Tuman” để khử trùng các không gian khép kín: Các phòng, các bồn chứa, các phương tiện vận chuyển và vệ sinh môi trường không khí, Tạp chí điện tử MIS-RT, tập 27-2.
Xem thêm về ứng dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa trong y tế tại đây