ngocvietco.vn
Điện thoại: 0978671188 - Hotline: 098 948 2939

Vết thương hở là gì và những điều cần biết về việc sát trùng đúng cách giúp vết thương mau lành

Các vết mổ, rạch, da rách, vết cắt, vết bỏng, hay các vết trầy da,… đều được gọi là vết thương hở. Thách thức phòng ngừa phổ biến nhất đối với việc chữa lành vết thương hở là có thể xảy ra nhiễm trùng, thuốc kháng khuẩn tại chỗ từ lâu đã được sử dụng theo kinh nghiệm để cố gắng ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương hở. Có nhiều cách tiếp cận đối với điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng vết thương hở, trong đó sử dụng nước muối hoạt hóa điện hóa MixHypo500 là một cách tiếp cận mới của các chuyên gia y tế.

 

1. Vết thương hở là gì?

Vết thương hở là một tổn thương trên da, khiến các mô bên trong cơ thể bị lộ ra ngoài. Vết thương hở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như té ngã, va đập, tai nạn giao thông, bỏng, côn trùng cắn, phẫu thuật hoặc các tác động vật lý khác. Hầu hết các vết thương hở đều nhỏ và có thể được điều trị tại nhà.

 

2. Vì sao phải rửa vết thương?

Chúng ta phải rửa vết thương vì điều đó giúp làm giảm vi khuẩn phù du, làm sạch các mảnh vụn, tạp chất và dịch viêm. Tuy nhiên việc rửa vết thương cũng có thể gây tổn thương mô. Công việc sát khuẩn vết thương là có lợi hay có hại còn phụ thuộc vào áp lực được sử dụng để làm sạch vết thương và bản thân dung dịch sát khuẩn được sử dụng. Tiêu chuẩn của các dung dịch rửa vết thương hở là có tác dụng sát khuẩn trên bề mặt vết thương, nhưng không làm tổn hại và tiêu diệt mô lành làm vết thương nặng hơn

Các yêu cầu cơ bản của một dung dịch sát trùng vết thương đó là:

+ Không làm tổn thương mô vết thương.

+ Không gây độc cho cơ thể khi sử dụng trên diện rộng.

+ Tiêu diệt được vi khuẩn, đặc biệt là phân hủy biofilms – là lớp màng sinh học do các vi sinh vật (vi khuẩn, virus,..) và các tế bào dính vào nhau trên bề mặt vết thương.

+ Có khả năng thấm sâu vào các tổ chức.

+ Rửa vết thương giúp làm giảm vi khuẩn phù du.

3. Các loại dung dịch sát khuẩn vết thương thường dùng

Trong quá trình chăm sóc vết thương, việc rửa vết thương bằng dung dịch chuyên dùng là yêu cầu cơ bản nhưng cực kì cần thiết để tránh bị nhiễm trùng. Các dung dịch sát khuẩn vết thương thường dùng như là Cồn, Nước muối, Hydrogen peroxide (ôxi già), Betadine, Povidone-iodin, …và dưới đây là đặc điểm của chúng:

3.1. Cồn

Cồn là sản phẩm sát trùng được sử dụng nhiều tại bệnh viện hay các cơ sở y tế khác. Cồn được sử dụng với tác dụng sát khuẩn khi nồng độ là trên 50 độ. Tuy nhiên sử dụng phổ biến nhất tại bệnh viện là cồn 70 độ với khả năng diệt khuẩn tốt nhất.

• Theo lời khuyên của bác sĩ cồn không dùng cho vết thương hở do cồn gây xót, thời gian tác dụng ngắn do cồn bay hơi khá nhanh.

• Cồn thường được dùng để sát trùng dụng cụ y tế hay vùng da trước khi tiêm, phẫu thuật.

• Cồn gây một số tác dụng khi sử dụng như khô da, xót với các vết thương hở hay gây kích ứng vùng da sử dụng.

 3.2. Dung dịch NaCl (nước muối sinh lý)

Dung dịch NaCl được biết đến rộng rãi với tên gọi là nước muối sinh lý, thành phần 0,9% muối NaCl.

• Nước muối sinh lý có 2 công dụng chính tùy theo điều kiện bào chế: Một là làm dịch truyền tĩnh mạch, hai là sử dụng làm thuốc dùng ngoài như thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, hay dung dịch rửa vết thương,..

• Theo hướng dẫn của các bác sĩ nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không có tác dụng sát khuẩn, có thể sử dụng kèm theo khi sát khuẩn.

 3.3. Ôxy già

Oxy già là sản phẩm sát trùng vết thương hiệu quả, hay được sử dụng với nồng độ 3% hydrogen peroxide.

• Oxy già có tác dụng làm sạch vết thương, khử mùi,... Oxy già là dung dịch sát khuẩn có tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn, virus hay nấm, tuy nhiên tác dụng kém và thời gian tác dụng khá ngắn.

• Oxy già thường được sử dụng cho vết thương hở, khi nhỏ oxy già vào vết thương bạn thấy có hiện tượng sủi bọt, đây là do tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ chất bẩn hay mủ của oxy già gây nên.

• Oxy già có các tác dụng phụ khi sử dụng như gây xót da, đau, gây chết mô hạt nên làm chậm quá trình lành vết thương so với tự nhiên.

 3.4. Thuốc đỏ

Thuốc đỏ thường được sử dụng sau khi sát khuẩn vết thương bằng oxy già, cồn. Bên cạnh tác dụng sát khuẩn, cồn đỏ có tác dụng làm vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, với thành phần có chứa thủy ngân nên với những vết thương hở tuyệt đối không được sử dụng vì thủy ngân có khả năng ngấm vào máu, dù với một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dùng.

3.5. Cồn iod

Với thành phần 5% iod, cồn iod có tác dụng diệt khuẩn do oxy hóa vi khuẩn và chống nấm khá hiệu quả.

• Cồn iod sử dụng sát trùng ngoài da hay các vùng da không nhạy cảm.

• Cồn iod khi sử dụng không có tác dụng trên virus, gây khô da, tổn thương đến các tế bào lành, ngoài ra với các vết thương sâu, rộng có thể gây nhiễm độc iod do vậy không nên sử dụng với vết thương hở.

3.6. Povidone iod

Povidone Iod có thành phần là phức hợp tan trong nước của iod và povidone, là thuốc sát trùng được sử dụng cho đa số các vết thương như vết thương hở, loét, nấm với khả năng sát trùng cao. Tuy nhiên không tác dụng mạnh trên virus và bào tử nấm.

Povidone Iod có tác dụng phụ gây khô da, xót da, thời gian hiệu lực ngắn, làm nhuộm màu da, nguy cơ kích ứng da,... Do vậy, đây cũng không phải là lựa chọn tốt nhất đối với vết thương hở.

 3.7. Thuốc tím

Thuốc tím là hợp chất có công thức hoá học là KMnO4, hay còn gọi là Kali Pemanganat. Đây là một chất khi bay hơi sẽ tồn tại ở thể rắn với tinh thể màu đen tím. Chất rắn này được ứng dụng rất phổ biến trong công nghiệp sát khuẩn cũng như dùng để tẩy trùng. Đặc biệt, chúng được dùng nhiều nhất là trong lĩnh vực y tế và ngành thực phẩm.

Thuốc tím không có hiệu quả đối với một số vi khuẩn cứng đầu, do vậy bạn nên hỏi bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn chất sát trùng phù hợp với vết thương.

3.8. Kem bôi da chứa kháng sinh

Có các kem bôi da chứa kháng sinh cổ điển là gentamycin, tetracycline và hiện nay đã có sản phẩm chứa kháng sinh mới như acid fusidic, mupirocin,... Kem bôi da có tác dụng phổ rộng trên nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng vết thương.

Với thành phần có chứa kháng sinh nên kem bôi da này cũng có khả năng gây tác dụng không mong muốn do dị ứng với kháng sinh này, có thể dẫn đến nổi ban, dị ứng, ngứa, mẩn đỏ.

 3.9. Sản phẩm có chứa Chlorhexidine

Chlorhexidine là sản phẩm sát trùng có tác dụng diệt khuẩn tốt, độc tính ít và khả năng bám trên da, niêm mạc tốt. Chất sát trùng này được sử dụng rộng rãi với các vết thương ngoài da, đã được chứng minh không hấp thụ qua da cũng như là ít gây kích ứng.

 

4. Nước muối hoạt hóa điện hóa MixHypo500: Một giải pháp hiệu quả cho sát khuẩn vết thương hở

MixHypo500 là dung dịch nước muối hoạt hóa điện hóa siêu ôxy hóa, các thành phần hoạt động chính trong MixHypo500 là hỗn hợp của các hợp chất chứa clo ôxy (HClO -hypoclorơ axit, ClO- - hypoclorit ion, ClO2 - Clodioxit,  1O2 - phân tử oxy liên kết đơn…). MixHypo500 có tính khử trùng mạnh, có phổ tác động rộng đối với vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, virut, nấm, nhưng không làm tổn hại đến các tế bào của người và các động vật cấp cao khác. MixHypo500 dễ dàng tiêu diệt các mầm bệnh do vi khuẩn, virut và nấm gây ra như Staphylococca, vi khuẩn hình que mủ xanh, Salmonella, vi khuẩn gây bệnh nấm ngoài da…Một tính chất hết sức đặc biệt của dung dịch hoạt hóa điện hóa MixHypo500 khác với các chế phẩm hóa học thông thường, là các vi sinh vật không có khả năng nhờn thuốc (đề kháng). Điều đó cho phép người dùng sử dụng sản phẩm này cho việc khử trùng kéo dài hàng nhiều năm, trong khi hiệu lực khử trùng của chúng hầu như không thay đổi.

Mixhypo500 là một dung dịch kháng khuẩn với cơ chế tương tự như hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, và nó đem lại nhiều ưu điểm nổi bật trong việc sát trùng vết thương:

+ Phổ tác dụng rộng: Có khả năng diệt được nấm, virus và vi khuẩn.

+ Hiệu quả nhanh: Thời gian phát huy tác dụng chỉ trong 30 giây.

+ An toàn cho mô: Không gây tổn thương mô hạt, không cản trở quá trình lành da tự nhiên.

+ Dịu nhẹ với da: Không gây kích ứng hay đau xót tại vị trí bị tổn thương.

+ Tác động của yếu tố trường điện từ siêu yếu của dung dịch hoạt hoạt điện hóa lên vết thương đã có tác dụng đối với quá trình điều trị vết thương hữu hiệu hơn so với các phương pháp điều trị quen thuộc (chất diệt khuẩn hóa học) [Tạp chí điện tử MIS-RT, tập 27-3].

Dung dịch sát khuẩn vết thương hở MixHypo500Dung dịch sát khuẩn: Nước muối hoạt hóa điện hóa MixHypo500

 

5. Cách chọn lựa dung dịch sát trùng vết thương hở

Tùy theo từng loại vết thương và từng giai đoạn lành vết thương mà lựa chọn dung dịch rửa vết thương thích hợp:

- Vết thương sạch, được khâu kín: tất cả các loại dung dịch rửa vết thương.

- Vết mổ sạch, khâu kín: tất cả các loại dung dịch rửa vết thương.

- Vết thương áp xe, viêm mủ phần mềm:

+ Nếu không nghi nhiễm vi khuẩn yếm khí: có thể chọn tất cả các loại dung dịch sát khuẩn vết thương.

+ Nếu nghi nhiễm khuẩn yếm khí chọn lựa một trong các loại sau: nước oxy già, Povidone iod, Prontosan hoặc MixHypo500

+ Vết thương hở, vết loét mãn tính, bỏng: có thể lựa chọn các loại dung dịch sát khuẩn như Polyhexanide, Betadine hoặc MixHypo500

 

Sát trùng vết thương hở bằng nước muối hoạt hóa điện hóa MixHypo500Sát trùng vết thương bằng Mixhypo500

 

Việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn vết thương là một nghệ thuật trong việc chăm sóc vết thương. Nó vừa giúp duy trì vết thương ở tình trạng sạch khuẩn đồng thời hỗ trợ quá trình liền vết thương nhanh chóng.

 

6. Cách chăm sóc vết thương hở

Vết thương hở là tổn thương da hở, có thể do nhiều nguyên nhân như tai nạn, va chạm, trầy xước… Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách, vết thương hở có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Nhiễm trùng: Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, gây sưng đỏ, nóng rát, chảy mủ, thậm chí lan rộng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

- Uốn ván: Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

- Sẹo lồi: Vết thương hở không được chăm sóc tốt có thể hình thành sẹo lồi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của da.

Vì vậy, khi có vết thương hở trên da, bạn cần giữ cho vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh để vi khuẩn, bụi bẩn tiếp xúc dẫn đến viêm, nhiễm trùng. Đặc biệt, nên bổ sung đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu kẽm và vitamin C giúp quá trình lành thương nhanh hơn. Đối với các vết thương lớn, sâu nên tránh vận động mạnh, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

 

Trên đây là những thông tin tổng hợp về các loại dung dịch rửa vết thương, mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của từng loại dung dịch sát khuẩn và áp dụng một cách hiệu quả trong việc chăm sóc vết thương hở.

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Ngọc Việt (T/h)

Nguồn tham khảo:

https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lam-sang-cho-cong-dong/9-loai-thuoc-dung-sat-trung-vet-thuong-pho-bien

https://chuyengiavetthuong.com/dung-dich-rua-vet-thuong-thong-dung.html
https://hellobacsi.com/da-lieu/van-de-ve-da/vet-thuong-ho/

https://pkgdvietuc.com/mot-so-luu-y-khi-tu-cham-soc-vet-thuong-ho-tai-nha/

https://yte.nghean.gov.vn/tin-chuyen-nganh/xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-ngan-ngua-nhiem-khuan-634972?

https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao-s195-n20180